Các ứng dụng tuyệt vời của Công nghệ RFID trong may mặc

Chia sẻ

Ngành may mặc nói chung đã và đang có một vai trò quan trọng đóng góp lớn vào nền kinh tế hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu may mặc liên tục gia tăng mỗi năm bất chấp những khó khăn hiện tại. Chúng ta đã và đang trở thành công xưởng gia công hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, phần đa là chúng ta gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới. Các sản phẩm của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được các thị trường khó tính  như Mỹ, Anh,….  không phải tay nghề công nhân của chúng ta yêu kém. Do khá nhiều yếu tố khách quan như: Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, chúng ta chưa có quy trình quản lý tiêu chuẩn, chưa ứng dụng công nghệ vào quản lý và sản xuất một trong số các yếu tốt then chốt là ứng dụng công nghệ RFID.

Hiện nay, các nhãn hàng thời trang cũng như các ông lớn trong may mặc trên thế giới đã và đang áp dụng Công nghệ RFID vào tất cả các sản phẩm của họ. Có thể dễ dàng kể tên như: Adidas – “ông trùm” thống thị trên thế giới, đối thủ để đời của Adidas là Nike cũng khủng không kém, Decalthon – Thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng của Pháp, Uniqlo – Nhãn hàng số 1 tại Nhật Bản, H&M,… Vậy tại sao họ lại đưa công nghệ RFID vào như một điều kiện tiên quyết.

Ngoài những ưu việt trong quản lý sản xuất, kiểm soát tồn kho, tối ưu hóa chi phí vận hành bảo mật,… thì Công nghệ RFID còn chứa đựng một công nghệ tuyệt vời đó là công nghệ chống hàng giả (hàng nhái) tốt nhất. Nó giống như một tờ giấy thông hành đảm bảo trên toàn thế giới.

Có thể bạn chưa biết điều này. Ở một số sân bay trên thế giới nếu bạn dùng hàng nhái thương hiệu bạn có thể sẽ không được qua cửa thậm chí phạt tiền. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng mang 1 đôi giày chính hãng của bạn tới chính hãng ở bất cứ đâu trên thế giới để bảo hành. Thật sự là rất tiện lợi phải không nào?

Để thiết kế ra một sản phẩm mất rất nhiều thời gian, công sức của hàng trăm con người với hàng trăm công đoạn từ thiết kế, sản xuất, cải tiến,…. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất nhân bản (hàng nhái) trên thế giới thì nhanh siêu tốc đứng đầu có lẽ phải kể đến Trung Quốc. Vì vậy việc quản lý hàng mẫu là cũng là yếu tốt quan trọng trong sản xuất,… Đó là 1 trong số hàng trăm những công dụng của công nghệ RFID trong may mặc thôi

Ở bài viết này, tôi chỉ tập trung vào giới thiệu các giải pháp ứng dụng công nghệ RFID vào ngành may mặc ( may mặc, da giầy, túi xách,…) đây là các giải pháp giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên thế giới đã và đang ứng dụng sâu rộng vào nhằm gia tăng lợi nhuận cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trong nghành.

1. Quản lý nhà máy sản xuất (Manufacturing): Trong Quản lý sản xuất gồm khá nhiều các thành phần quản lý khác như: Quản lý nhân sự – tiền lương, quản lý nguyên phụ liệu, quản lý thiết bị, quản lý quy trình sản xuất, KPI của công nhân sản xuất, quản lý hàng bán thành phẩm, thành phẩm, quản lý hàng mẫu (tránh thất thoát thiết kế, tài nguyen chất xám của công ty), quản lý hàng phế phẩm –  tái sửa chữa, quản lý hàng tồn kho,… Quản lý cảnh báo: cảnh báo nguyên phụ liệu hàng hóa sắp tới date, thiếu hụt nguyên phụ liệu, thiếu hụt hàng xuất, full kho,…

Chúng tôi sẽ chia thành 3 nhóm cần quản lý trong nhà máy như sau:

– Quản lý nhân sự – tiền lương

– Quản lý sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất (tracking các giai đoạn trong sản xuất, KPI, quản lý hàng mẫu,…

– Quản lý kho: Trong quản lý kho sẽ gồm quản lý kho nguyên phụ liệu, quản lý hàng hóa bán thành phẩm và thành phẩm (quản lý xuất/nhập (FIFO – LIFO), tồn, báo cáo – thống kê, tối ưu không gian lưu trữ kho ,… )

Tìm hiểu thêm về: Các giải pháp quản lý sản xuất tại đây

Tìm hiểu thêm về: Các giải pháp quản lý nhân sự – tiền lương tại đây

 

 

2. Quản lý và điều phối hàng hóa – Gọi chung là chuỗi cung ứng (Supply Chain):

Từ nhà máy (production) – kho trung tâm (Warehouse) – nhà phân phối (Distribution) và tới cửa hàng – điểm bán (In-store).

Tìm hiểu thêm: Giải pháp quản lý kho tại dây

Tìm hiểu thêm: Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng tại đây

3. Quản lý bán lẻ (retail): Gồm lý bán lẻ và chăm sóc khách hàng đây là khâu quan trọng mang lại lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất và là khâu quyết định của chuỗi cung ứng. Nhưng hầu hết các Công ty không mấy quan tâm. Quản lý bán lẻ mang lại lợi ích gì:

– Quản lý kho của cửa hàng (hàng nhập, xuất – bán, hàng lỗi, hạn sử dụng, thông tin khách hàng, chế độ khuyến mãi, giảm giá,….)

– Định vị được đối tượng khách hàng tương ứng với từng phân khúc sản phẩm. Từ đó có thể đẩy mạnh phân khúc sản xuất

– Định vị được độ tuổi, giới tính, khung giờ mua sắm, vị trí địa lý,… Từ đó đẩy mạnh marketing theo dữ liệu định vị được

Tìm hiểu thêm: Giải pháp quản lý bán lẻ tại dây

Bản quyền bài viết thuộc về công ty TNHH Beetech

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi